Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội vừa công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần đầu tiên bổ sung quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Có phải Việt Nam bắt đầu tiến hành sửa đổi luật để cho phép thành lập công đoàn độc lập?
Một lối mở cho người lao động
Một số công nhân ở Việt Nam chia sẻ với RFA rằng dịp lễ Ngày Lao động Quốc tế năm 2019 đặc biệt vui đối với họ trước thông tin liên quan đến Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) lần đầu tiên bổ sung quy định việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, được đăng tải trên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 4 qua bài báo có tựa đề “Đề xuất người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập”. Một công nhân cho biết:
“Đây là một tín hiệu vui, bởi vì dù sao cũng có một lối mở cho người lao động.”
Nội dung bài báo vừa nêu cho biết Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở và tổ chức này được tham gia góp ý cũng như giám sát các quy định về lương bổng, nội quy lao động và các quyền lợi của người lao động là thành viên. Thêm vào đó, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở được bầu chọn phải là người lao động Việt Nam đang làm việc tại cơ sở sử dụng lao động; có quyền thương lượng, đối thoại, tham vấn với chủ lao động tại nơi làm việc theo quy định và được tổ chức, lãnh đạo các cuộc đình công
Nguồn:https://hopdongtuonglai.com/
Xem thêm Bài Viết:
- Hướng dẫn cách tính tiền phạt chậm nộp thuế mới nhất 2019/kế toán thuế
- Luật mới của Nhật Bản về người lao động nước ngoài sẽ ảnh hưởng nhiều đến thực tập sinh VN
- Luật an ninh mạng bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân | THDT
- Luật trời – Tập 10[5]: Bà Lâm tỏ vẻ xót xa khi chiếc lắc tay của Thảo đã mất
- Bình luận bộ luật hình sư
intro đẹp quá