Các bạn đang theo dõi bài viết được cập nhật mới nhất trên website với chủ đề Tru-bat-gioi-dai-chien-nguu-ma-vuong-tap-1-phim-hay-kinh-dien-trung-quoc-thuyet-minh Chúc bạn tìm được những thông tin hữu ích
>> Kỳ cuối: Nhân văn và khai phóng
Chuyến tàu của thời đại mới đã vào ga. Chúng ta không được phép lỡ tàu. Giáo dục lại càng không. Điều đầu tiên giáo dục cần làm, là xác lập một triết lý mới, hầu tạo ra những con người có thể kiến tạo, làm chủ và thích nghi với thời đại mới đó.
Đầu tiên, và thường thấy nhất, là nhầm lẫn giữa triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục là cái cần phải đạt được. Nhưng triết lý giáo dục lại là ngôi sao chỉ đường, đóng vai trò định hướng cho hệ thống giáo dục. Vì thế, mục tiêu giáo dục và triết lý giáo dục khác nhau về bản chất, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, mục tiêu giáo dục là những cột mốc cụ thể cần đạt được trên hành trình giáo dục. Còn triết lý giáo dục là định hướng và nguyên tắc chỉ đạo trong việc lựa chọn và xác lập các mục tiêu giáo dục. Chẳng hạn, “vừa hồng vừa chuyên” một thời được nhắc đến rất nhiều, hay xa hơn, “trung quân, ái quốc” trong thời phong kiến, không phải là triết lý giáo dục, mà chỉ là mục tiêu của các hệ thống giáo dục thời kỳ đó.
Thứ ba là nhầm lẫn giữa triết lý giáo dục và phương châm giáo dục. Phương châm là quan điểm chủ đạo định hướng cho phương pháp hành động, nhưng không chất vấn hành động để làm gì. Ví dụ, “Học đi đôi với hành”, hay “Tiên học lễ – Hậu học văn” là phương châm giáo dục, đôi khi được đẩy ra như một khẩu hiệu giáo dục, chứ không phải triết lý giáo dục.
Thứ tư là nhầm lẫn giữa triết lý giáo dục với quan điểm chung trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Chẳng hạn, “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” là một quan điểm về việc tổ chức hoạt động giáo dục. Chúng ta có thể tổ chức cho trẻ vui chơi cả ngày ở trường như ở công viên, để ngày nào trẻ cũng vui náo nức khi đến trường, nhưng đó hoàn toàn có thể chỉ là hoạt động vui chơi giải trí thuần túy, không phải hoạt động giáo dục.
Thứ năm là nhầm lẫn giữa triết lý giáo dục và cách thức tổ chức cuộc sống học đường. Ví dụ, “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” là một cách thức tổ chức cuộc sống học đường. Rõ ràng, cuộc sống học đường đóng vai trò quan trọng, có tính cách quyết định trong giáo dục. Nhưng cũng giống như phương châm giáo dục, việc tổ chức cuộc sống học đường phải chịu sự định hướng của một tư tưởng cao hơn. Thứ tư tưởng cao hơn đó là triết lý giáo dục, vì nó trực tiếp chất vấn, định hướng và mang lại ý nghĩa cho việc tổ chức cuộc sống học đường.
Chính những nhầm lẫn kể trên làm cho câu chuyện về triết lý giáo dục đã khó, lại càng thêm rối. Có lẽ vì thế mà dù đã được khơi ra nhiều lần trong hơn chục năm qua, nhưng các thảo luận về triết lý giáo dục vẫn chưa ngã ngũ.